Điều kiện bắt buộc của thuyền du lịch

Theo Luật giao thông đường thủy nội địa của Việt Nam, các phương tiện thuỷ nội địa trong đó có thuyền du lịch cần phải đáp ứng các điều kiện sau để được hoạt động trên các con đường thủy nội địa.

1. Điều kiện hoạt động của thuyền du lịch theo Luật giao thông đường thủy nội địa

1. Thuyền du lịch có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực. Thuyền có sức chở từ 5 người đến 12 người.

  • Điều kiện 1: Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
  • Điều kiện 2: Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, sơn vạch dấu mớn nước an toàn, số lượng người được phép chở trên phương tiện.

"Điều

2. Thuyền du lịch có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực. Thuyền du lịch có sức chở trên 12 người.

  • Điều kiện 1: Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
  • Điều kiện 2: Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, sơn vạch dấu mớn nước an toàn, số lượng người được phép chở trên phương tiện.
  • Điều kiện 3: Định viên thuyền viên và danh bạ thuyền viên.

2. Đăng kiểm phương tiện thuyền nhôm du lịch

Khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện phải có hồ sơ thiết kế được cơ quan đăng kiểm phê duyệt.

Trong quá trình phương tiện hoạt động phải chịu sự kiểm tra về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm Việt Nam; chịu trách nhiệm bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện theo các tiêu chuẩn quy định giữa hai kỳ kiểm tra.

Cơ quan đăng kiểm khi thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật của phương tiện phải tuân theo hệ thống quy phạm, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành. Người đứng đầu cơ quan đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện kiểm tra phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra.

"Đăng

3. Đăng ký phương tiện thuyền du lịch

Phương tiện có nguồn gốc hợp pháp, đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.

Phương tiện của tổ chức, cá nhân được đăng ký tại nơi chủ phương tiện đặt trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Phương tiện phải được đăng ký lại khi chuyển quyền sở hữu, thay đổi tên, tính năng kỹ thuật hoặc chủ phương tiện thay đổi trụ sở, chuyển nơi đăng ký hộ khẩu sang tỉnh khác.

"Đăng

Chủ phương tiện phải khai báo để xoá tên và nộp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho cơ quan đã đăng ký phương tiện trong các trường hợp sau đây:

  • Phương tiện bị mất tích;
  • Phương tiện bị phá huỷ;
  • Phương tiện không còn khả năng phục hồi;
  • Phương tiện được chuyển nhượng ra nước ngoài.

>>> Bạn có thể quan tâm: Mẫu thuyền du lịch 2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.